fbpx
DESIGNLIFE

Chuyên bán và cho thuê các loại áo dài đẹp tại TPHCM

3 điều thú vị về trang phục áo dài cổ

TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG PHỤ NỮ VIỆT NAM NÉT ĐẸP VĂN HÓAT

1. Trang phục truyền thống phụ nữ việt nam

Trang phục là một trong những yếu tố quan trọng chứa linh hồn và bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc. Việt Nam cũng không ngoại lệ, để có thể nỗ lực trân trọng và gìn giữ phát triển nền văn hóa ông cha ta để lại. Và dưới đây là loại trang phục được nhiều người quan tâm nhất:

Áo tứ thân là trang phục truyền thống phụ nữ việt nam. Áo được sử dụng như trang phục hàng ngày đến đầu thế kỷ 20. Ngày nay, áo tứ thân chỉ được mặc trong các dịp lễ hội truyền thống. Phần lưng áo gồm hai mảnh vải ghép lại, thường là màu nâu hoặc nâu non ghép với màu cùng gam; phía trước có hai thân tách rời, được buộc lại với nhau, thả trước bụng để tạo dáng người thon thả, phía trên không gài khít mà để lộ yếm màu bên trong; cổ áo viền 1 – 2 cm.

Áo tứ thân dài gần chấm gót, tay áo bó chặt. Trên sân khấu truyền thống, áo tứ thân dùng cho các vai nữ nông thôn, thường may bằng vải màu sẫm có khuy tròn gài bên nách phải.

2. Áo dài trang phục truyền thống phụ nữ việt nam

Áo dài là trang phục truyền thống của nước ta, được thiết kế che thân người từ cổ đến hoặc quá đầu gối, dành cho cả nam lẫn nữ. Áo dài thường được mặc vào các dịp lễ hội trang trọng, hoặc nữ sinh mặc khi đi học. Có lẽ chưa có một văn bản nào quy định áo dài chính thức là quốc phục của phụ nữ Việt Nam. Thế nhưng trong thực tế, hễ nói đến phụ nữ Việt Nam thì không thể không nói đến áo dài.

Áo dài trang phục truyền thống phụ nữ việt nam

Khi mặc áo dài, người phụ nữ thường để tóc dài vấn khăn thành vành tròn trên đầu, ngoài trùm khăn hoặc đội nón thúng, trong khi đó, các thiếu nữ lại búi tóc đuôi gà cho trẻ trung và hiện đại hơn.

Chất liệu may áo dài khá phong phú và đa dạng, được kết hợp từ những tấm vải mẫu và thường trang trí bằng những đường nét thủ công hoặc thêu hoa văn. Chính vì thế mà trang phục truyền thống phụ nữ việt nam rất nổi tiếng khi khách tham quan du lịch từ nước khác đến đều am hiểu và thích thú với áo truyền thống.

3. Phụ kiện đi kèm với trang phục truyền thống phụ nữ việt nam

Vào cuối những năm 70, bên cạnh guốc gỗ, guốc nhựa đã ra đời. Cùng giày dép, chức năng chủ yếu của đôi guốc là vật phục sức ở chân. Nếu như chiếc nón, chiếc yếm là những vật gợi hứng cho hồn thơ dân gian, là mặt trong nhiều lời ca dao thì đôi guốc hầu như bị thi sĩ dân gian lãng quên.

Ngày trước ở nông thôn, vào những ngày giá rét, phụ nữ và đàn ông khi đi dự hội hè đình đám thường đi guốc gộc tre. Guốc đi trong nhà được đẽo bằng gỗ, có mũi uốn cong cong bảo vệ các ngón chân, quai dọc tết bằng mây chứ không phải bằng da đóng ngang như kiểu guốc thời cận đại.

Guốc phụ nữ hơi eo ở giữa, còn guốc của nam giới không eo nên còn được gọi là guốc xuồng.

Để có thể biết chi tiết hơn về trang phục truyền thống phụ nữ việt nam hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn nhé!