– Trưởng công chúa (Quy chế năm 1808):
+) Mũ: Đội mũ Thất phượng quan với hình dáng cơ bản gần như Cửu phượng quan, làm bằng lông mã vĩ trùm búi tọc sức vàng, 4 khỏa kiều vàng, 1 chiếc sức chân tóc, 7 hình phượng bay, 4 miếng cổ đồ, 2 đóa hoa mai, 4 hoa cúc, 7 hoa mận, 4 trâm hoa, 1 vòng trang sức quanh đỉnh đầu, 1 vòng sức quanh viền mũ, đều đính với 1 miếng tuyến khảo trổ hình phượng, 2 miếng khỏa bản, 1 bộ trâm bạch kim xâu 120 hạt giả châu khảm 230 hạt pha lê.
+) Y phục: Phượng bào may bằng đoạn bát ti bóng màu hoa xích thêu hình phượng ổ, thường may bằng đoạn Bát ti bóng màu tuyết bạch thêu hình phượng ổ ngũ sắc xen kim tuyến, đai có thân bằng tre thuộc bọc đoạn Bát ti bóng màu hoa xích, sức 18 miếng trang sức vuông dẹt bằng vàng, mặt trang trí cổ đồ, vân phượng lót bằng kính, 1 đôi tất bằng lĩnh bát ti màu tuyết bạch, 1 đôi hài bằng tơ xích vũ thêu phượng.
Phượng bào màu đỏ phục chế trong bộ sưu tập Báu vật cung đình triều Nguyễn.
Phượng bào được phục chế bởi nghệ nhân Nguyễn Văn Giỏi.
– Còn theo quy chế năm 1824 thì trưởng Công chúa có:
+) Mũ: Mũ Thất Phượng quan nhưng chỉ có 2 khảo kiều vàng, còn lại giống như năm 1808.
+) Y phục: Giống như năm 1808 chỉ khác là thay 1 đôi hài bằng hia.
Tranh vẽ hậu phi triều nguyễn của họa sĩ Nguyễn Văn Nhân.
– Công chúa (Theo quy chế năm 1833):
+) Mũ: Đội mũ Thất Phượng quan như Trưởng Công chúa.
+) Y phục: Phượng bào may bằng đoạn Bát ti màu hoa xích thêu hình phượng ổ ngũ sắc gia kim; 1 thường nữ may bằng đoạn Bát ti màu tuyết bạch thêu hình phượng ổ ngũ sắc xen kim tuyến, 1 đai vàng, hia và tất.
– Còn theo quy chế năm 1845:
+) Mũ: Đội mũ Ngũ phượng quan gần như có trang sức và hình dáng giống Thất phượng quan nhưng chỉ có 5 hoa văn phượng vàng trên mũ.
+) Y phục: Áo phượng bào may bằng đoạn Bát ti màu hoa xích thêu hình phượng ổ ngũ sắc xen kim tuyến, đai sức vàng và bạch kim.
Hoa văn phượng ổ trên ó quý phi nhà Nguyễn (Bảo tàng Mỹ thuật cung đình Huế).