Hiện nay người Việt chúng ta ai cũng đã quen thuộc với hình ảnh chiếc áo dài truyền thống thướt tha. Hình ảnh ý không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn đi ra ngoài thế giới. Thế nhưng những chiếc áo dài được gọi là truyền thống đó cũng chỉ là 1 dạng áo tân thời mới xuất hiện gần đây mà thôi. Việt Nam ta với lịch sử lâu đời còn có rất nhiều các loại trang phục khác nữa, nhưng tiếc rằng lại ít được biết đến. Chính vì vậy qua bài viết này mình muốn giới thiệu cho mọi người sơ lược công thức may một số các mẫu việt cổ phục
ÁO GIAO LÃNH
Áo giao lĩnh còn được biết đến với tên trường lĩnh, tràng vạt, đối lĩnh là một dạng áo cổ nhất của văn hóa Đông Á. Loại áo này có cổ áo giao nhau ở trước ngực, và vạt nằm trên sẽ chéo qua bên phải của người mặc, bên trái của người nhìn. Từ xưa, loại áo này thường có nhiều kiểu ống tay áo, nhưng chủ yếu phân biệt ở dạng tay thụng rộng hoặc tay hẹp bó sát.
ÁO VIÊN LĨNH
Áo viên lĩnh còn gọi là áo cổ tròn, cổ kiềng… gài cúc bên vai phải. Dạng áo này tương tự như giao lĩnh, nhưng áo là dạng cổ tròn thay vì cổ giao nhau, cũng có dạng vạt ngắn và vạt dài. Đây là 1 loại áo xuất xứ từ Trung Á, sau đó du nhập vào Trung Hoa thời Ngũ Hồ thập lục quốc, và lan rộng sang các quốc gia khác.
ÁO TẤC
Áo tấc thường có tay dài và rộng khoảng từ 30 đến 50 cm, chiều dài ống tay tính cộng theo từ cổ tay dài ra khoảng 40 đến 50 cm, tà áo dài không quá gối 10cm. Áo may theo kiểu áo viên lĩnh cổ tròn nhưng lại nối thêm một dải vải cao tầm 4, 5cm đứng lên ôm lấy cổ áo, nên gọi là áo cổ đứng. Áo có tay dài rộng và tay tà áo rộng khoảng 90cm nên trong miền nam thường gọi là áo rộng.
ÁO LẬP LĨNH
Áo may cổ đứng có 5 phần, vì thời xưa công nghệ chưa phát triển, khổ vải dệt từ tơ tằm chỉ được 30 cm đến 50 cm, khi may thành tà áo phải nối lại gọi là đối sóng hay nối sóng, cho nên áo ngũ thân có tất cả là 4 vạt chính và một vạt phụ gọi là áo 5 thân.
ÁO ĐỐI KHÂM
Áo có vạt đối nhau ở đây nói đến thể thức một loại áo mà vạt áo mở song song trước ngực người mặc. Loại áo này là một dạng áo khoác mặc thêm ngoài cùng, tương đối dùng được cho nam giới lẫn nữ giới.