Hình ảnh phổ biến và trở thành biểu tượng của áo dài trong thập niên 60 của thế kỉ trước thuộc về áo dài miền Nam, được ghi lại nhiều trên các phương tiện truyền thông của Mĩ và phương Tây.
Hình ảnh về áo dài miền Bắc rất hiếm được ghi nhận trong thời kì này.Tuy vậy, trên Thư viện kĩ thuật số của Đức có lưu giữ những hình ảnh hiếm hoi của áo dài miền Bắc trong khoảng từ năm 1950 đến năm 1970. Những chiếc áo dài này được mặc bởi các nghệ sĩ miền Bắc trong hoạt động giao lưu văn hóa với các nước cộng sản và các lưu học sinh tham gia biểu diễn nhân dịp tết Âm lịch tại Đông Đức.Một số người lầm tưởng chính quyền miền Bắc xem áo dài như biểu tượng của chế độ cũ. Nhưng qua những bức ảnh này, chúng ta vẫn có thể thấy rằng chính quyền miền Bắc vẫn công nhận áo dài là một biểu tượng của dân tộc Việt Nam.
Ở miền Bắc, áo dài trở nên ít phổ biến bởi sự bất tiện trong lao động và sinh hoạt, đặc biệt là những khó khăn và thiếu thốn vật chất thời chiến.So với miền Nam, áo dài miền Bắc không áp dụng kiểu cổ Tàu cao và cong, bởi có lẽ văn hoá Hồng Công ảnh hưởng nhiều ở miền Nam hơn so với miền Bắc. Cổ áo dài miền Bắc cứng hơn so với thời kì trước nhưng không cao bằng miền Nam.
Phần eo được chít chặt ở áo dài miền Nam, vốn bị ảnh hưởng bởi các thiết kết của Dior’s New Look, cũng không xuất hiện trong áo dài miền Bắc.Dựa vào những bức ảnh này, so với áo dài miền Nam cùng thời bị ảnh hưởng mạnh bởi các yếu tố nước ngoài, ta thấy áo dài miền Bắc ít có thay đổi về cổ áo, tay áo, chiều dài áo… hơn so với áo dài thời kì trước.
Những bức ảnh được chụp vào năm 1966 tại Dresden :