Anh Cân: mũ của quan võ chưa nhập lưu triều Nguyễn. Áo bà ba: loại áo vạt ngắn không bâu, xẻ giữa, cài bằng cúc, phổ biến ở Nam Bộ.
Áo chít: Xem Áo (dài) năm thân. Áo Cừu: một trong những loại áo tránh rét của giới trung lưu, quý tộc. Ở Việt Nam, áo Cừu bên ngoài là da, bên trong là lông, được làm bằng lông cáo (Hồ Cừu) hoặc lông chồn (Điêu Cừu).
Áo (dài) năm thân: chỉ loại áo may bằng năm khổ vải (vạt trước hai khổ, vạt sau hai khổ, thân bên phải dôi ra một khổ ngắn nữa), phân biệt với các dạng áo được may bằng bốn khổ vải như áo tứ thân, áo giao lĩnh.
Bàn long: chỉ hoa văn rồng tròn (rồng ổ) thêu trên áo bào. Bao Cân: mũ Thường triều của vương, hầu để tóc ngắn thời Trần.
Bao Đính: mũ Tiện phục của các vị văn nhân, quan lại quý tộc thời Lê Trung Hưng, kiểu dáng tròn, đỉnh phẳng, cao khoảng một thước, làm bằng lông đuôi ngựa, nên còn gọi là Mã vĩ Bao Đính.
Bào phục: hay áo bào, chỉ loại trang phục mặc khi thiết triều của vua quan phong kiến.
Bát bảo: tám dạng hoa văn thêu trên áo bào của vua quan nhà Nguyễn.
Bát Tiên: loại mũ trang trọng của văn Thất phẩm Văn Tú Tài: phía trước 1 hoa bạc, 2 giao long bạc, phía sau 1 hoa bạc Lộ tư (chính: nền đỏ, tòng: nền xanh)
Tòng thất phẩm đội Văn Tú Tài như văn chính thất phẩm Bưu tòng: nền xanh -Áo như trên -Thường: làm bằng sa, đoạn, màu xanh, lục tùy nghi; phần màu thái lục hai bên thường không thêu hoa tròn
Bát phẩm Văn Tú Tài: phía trước 1 hoa bạc, sau 1 hoa bạc Khê xích Tòng bát phẩm đội Văn Tú Tài như văn chính bát phẩm Hải mã
-Áo giao lĩnh màu gốc bằng sa, đoạn; màu xanh, lục, lam, đen cho tùy nghi.
-Thường: Như trên Cửu phẩm Văn Tú Tài: phía trước 1 hoa bạc Liêu thuần nền xanh Tòng bửu phẩm đội Văn Tú Tài như chính cửu phẩm Tê ngưu Như trên Chưa nhập lưu Phong Cân: trước sau đều sức 1 sợi bạc Tuy Cân: trước sau đều sức 1 sợi bạc Áo giao lĩnh màu gốc bằng sa, đoạn; màu xanh, lục, lam, đen cho tùy nghi nhân, nho sĩ và đàn ông thường dân thời Lê Trung Hưng, làm bằng đoạn màu huyền hoặc sa the, đỉnh phẳng, trên may cánh hoa cúc mấy lớp đùm lên nhau, quanh mũ gấp nếp, dải dây buộc ngang trán, buông phần thừa ra sau gáy và hai tai có diềm rủ, gần tương tự mũ Bao Đính
Bình Đính: loại mũ đỉnh phẳng nói chung
Vào thời Lê Trung Hưng, danh xưng Bình Đính đặc chỉ loại mũ tế của vua chúa và các quan
Đến thời Nguyễn, từ năm 1816, danh xưng này chỉ loại mũ Đại triều của các hoàng tử, hoàng thân được ban tước thân vương, quận vương, thân công, quận công
Bình Thiên: 1
tên gọi khác của mũ Miện
2
tên gọi khác của loại mũ Triều phục Bình Đính của hoàng tử, hoàng thân được ban tước thân vương, quận vương, thân công, quận công triều Nguyễn
Xem: Miện, Bình Đính
Bổ phục: chỉ Bào phục gắn Bổ tử
Bổ tử: còn gọi là Hung bối, chỉ vuông vải thêu hình chim thú gắn ở trước ngực và sau lưng áo bào, dùng để phân biệt phẩm cấp của bá quan
Quy chế trang phục Thường triều Hung bối – Bổ tử định hình vào thời vua Minh Thái Tổ – Trung Quốc, được áp dụng vào triều đình Việt Nam từ năm 1471
Bội: còn gọi là thùy bội, chỉ dải ngọc đeo hai bên hông, được gắn kết bằng các loại ngọc có hình thù khác nhau
TIỂU TỪ ĐIỂN TRANG PHỤC VIỆT NAM 382 383 Bồn Hoa: loại mũ Thường phục áp dụng cho thị vệ nhân thuộc ngạch Tụng quan của nhà Trần
Bức Cân: loại mũ trang trọng của văn nhân, nho sĩ và đàn ông thường dân thời Lê Trung Hưng, có kiểu dáng tương tự mũ ni, song hai bên mang tai có hai dải thắt, thắt lại ở sau đầu
Cách đới: đai da nói chung, hình tròn, trên đai được gắn các miếng trang sức hình vuông, hình tròn hoặc hình quả trám
Đai thường to rộng, chỉ mang tính trang sức
Cao Sơn: mũ Thường phục của các quan văn từ nhất phẩm đến lục phẩm thời Trần – Hồ kể từ sau năm 1396, mũ Thường phục của văn võ bá quan, giáo thụ Quốc Tử Giám và giáo viên ở các lộ, huyện thời Lê sơ từ năm 1434 đến năm 1437
Cân hoàn: loại trang sức hình tròn được đính vào hai bên mũ Toàn Hoa thời Trần
Chiết Xung: mũ Thường phục của các quan võ từ nhất phẩm đến lục phẩm thời Trần – Hồ kể từ sau năm 1396
Chương: các hoa văn thêu trên Lễ phục Cổn Miện, tượng trưng cho trời đất vạn vật, gồm Nhật (mặt trời), Nguyệt (mặt trăng), Tinh thìn (sao), Sơn (núi), Long (rồng), Hoa trùng (chim trĩ), Tông di (cốc ở tông miếu, có hình hổ và khỉ), Tảo (rong), Hỏa (lửa), Phấn mễ (gạo), Phủ (rìu), Phất (chữ Á 亞)
Cổ đồ: tên gọi của một số dạng hoa văn thêu trên áo bào của vua quan nhà Nguyễn
Cổ kiềng
Xem: Đoàn lĩnh
Cổn: còn gọi là Long Cổn, hoặc Cổn Long y, loại áo trong Lễ phục Cổn Miện, thường có màu xanh sẫm hoặc màu huyền, cổ áo giao lĩnh, thêu các hoa văn Phủ, Phất, Sơn, Hỏa… Riêng áo Cổn của vua được thêu hoa văn Nhật, Nguyệt ở hai vai, Long ở hai ống tay áo
Cổn Miện: tên gọi tắt của bộ Lễ phục áo Cổn, mũ Miện, là trang phục dành riêng cho đế vương và vương công đại thần sử dụng trong các dịp đại lễ như tế trời đất, lễ lên ngôi v
v
, vào thời vua Lê Hiến Tông còn được sử dụng làm Lễ phục khi vua cày Tịch điền
Bộ Lễ phục này bị phế bỏ vào thời Lê Trung Hưng và được khôi phục vào thời vua Minh Mạng triều Nguyễn
Vào thời Nguyễn, Cổn Miện chỉ được sử dụng trong dịp tế Nam Giao
Cổn phục: tên gọi chung của áo Cổn và tất cả phục sức đi kèm như thường, tế tất, đại đới, cách đới, bội, thụ v
v
Công phục: 1
vốn đồng nghĩa với khái niệm Thường phục, tức trang phục mặc vào những buổi thường triều ngày 5, 10, 20, 25, từ thế kỷ XV trở về sau chỉ loại trang phục vua quan mặc vào những buổi chầu mồng một và ngày rằm
2
chỉ loại trang phục trang trọng của nho sĩ và dân thường
Củng Thần: loại mũ Triều phục dành cho các vị vương, hầu, minh tự thời Lý – Trần, phẩm trật được phân biệt bởi số bậc và số trang sức ong bướm trên mũ
Cửu Long: Xem Cửu Long Thông Thiên
Cửu Long Đường Cân: còn gọi là Đường Cân, loại mũ Thường phục của hoàng đế triều Nguyễn, mũ có phần gáy nhô cao, chỏm khum tròn chùm về phía trước, choãi sang hai bên thành hình chữ Bát 八
Xem: Đường Cân
Cửu Long Thông Thiên: còn được gọi là mũ Cửu Long, hoặc mũ Xung Thiên, mũ Triều phục của hoàng đế triều Nguyễn, có kiểu dáng tương tự mũ Xung Thiên triều Lê, riêng quy chế trang sức trên mũ có sự khác biệt
Dương Đường: 1
một trong những dạng hoa văn hình hoa thời Trần, Lê
2
mũ Triều phục của Nội quan thời Trần, phẩm trật của các quan được phân biệt dựa vào số hình ong bướm sức trên mũ
3
mũ Triều phục của hoàng tử, vương tử được phong tước quốc công triều Lê Trung Hưng, kiểu dáng như mũ Phốc Đầu, duy phía sau cao hơn, hai cánh chuồn có khi được nạm vàng
Đa La: còn gọi là Đa La Ni, hay La Đà Ni, đều chỉ cùng một loại vải gai, phần lớn có màu xanh và đỏ
Vào thời Lê Trung Hưng, loại mũ Đinh Tự được làm từ chất liệu vải gai này được gọi là mũ Đa La
Đai: thứ phục sức đeo ngang lưng bên ngoài áo bào, được gắn các miếng trang sức hình tròn, hình quả trám làm bằng kim loại hoặc đồi mồi…, được xỏ qua hai dây thắt dôi ra từ nách áo, ôm lấy người, thường chỉ mang tính trang sức Đại đới: 1
đai thắt lưng, có hai dải to bản buông xuống dưới chân, còn gọi là thân
2
dải lụa màu xanh trong Cổn phục của vua quan triều Nguyễn; một đầu dải lụa được thắt ở đai da phía trước, sau đó vòng qua vai, cố định lại ở phần đai sau lưng
Xem: Thân
Đâu Mâu: còn gọi là mũ Trụ, bảo vệ phần đầu của binh sĩ khỏi giáo mác, vì hình dạng giống chiếc mâu, một loại nồi thời cổ của Trung Quốc nên gọi là Đâu Mâu
Đinh Tự: còn gọi là mũ Nhục, loại mũ có kiểu dáng chữ Đinh 丁 nằm ngang, trán mũ thẳng, cong tròn dần khi tới đỉnh, vươn ra sau gáy
Đây là loại mũ Thường phục của các quan văn võ nhà Trần kể từ năm 1301, và là dạng mũ được sử dụng rộng rãi trong quân đội và dân gian thời Lê Trung Hưng
Đoàn lĩnh: cũng gọi là viên lĩnh, nôm na gọi là áo cổ kiềng, chỉ loại áo cổ tròn, gài cúc bên vai phải
Vào thời Lê, Nguyễn, áo đoàn lĩnh chỉ được dùng trong những buổi Đại triều
Đông Pha: mũ Thường phục áp dụng cho quan văn tứ, ngũ, lục phẩm triều Nguyễn, lá phủ phía sau mũ được lượn theo hình sóng, gáy mũ đính hai dải anh rủ xuống lưng
Đường Cân: 1
loại mũ Tiện phục được làm bằng the đen, tương tự kiểu dáng mũ Phốc Đầu, riêng hai cánh chuồn có cốt làm bằng cật mây, buông ra sau, choãi sang hai bên thành hình chữ Bát 八
2
loại mũ Thường phục của vua và là mũ Triều phục của hoàng thái tử nhà Nguyễn, mũ có phần gáy nhô cao, chỏm khum tròn chùm về phía trước, choãi sang hai bên thành hình chữ Bát 八
Giác Đính: mũ Thường phục của các vị có tước cao mà không có chức trong triều đình Trần – Hồ kể từ sau năm 1396
Giải Trãi: mũ của pháp quan các triều Lý, Lê, Nguyễn
Giải trãi tương truyền là linh thú một sừng, bản tính ngay thẳng, thường được tạo hình tương tự kỳ lân
Ngay từ thời Hán, triều đình Trung Quốc 384 385 đã mô phỏng sừng giải trãi chế ra loại mũ áp dụng cho các quan thực thi pháp luật, nhằm nhắn gửi ý niệm về lương tri và sự công bằng
Triều đình nhà Lý, Lê, Nguyễn Việt Nam đều áp dụng mũ Giải Trãi cho các vị pháp quan, tuy nhiên kiểu dáng mũ mão mỗi thời mỗi khác biệt, thời Lý mũ này có kiểu dáng Lương Quan, còn thời Nguyễn có kiểu dáng Phốc Đầu
Giao bào: tên loại áo bào được thêu các hình giao long dạng tròn thời Nguyễn
Giao lĩnh: cũng gọi là trực lĩnh, trường lĩnh, nôm na gọi là áo tràng vạt, chỉ loại áo cổ bắt chéo trước ngực, như loại áo tràng của các nhà sư chúng ta vẫn thấy hiện nay
Giáp Minh Quang: loại áo giáp hoàn bị vào thời Đường với đặc trưng là hai tấm hộ tâm hình tròn trước ngực và hai miếng trang sức hình đầu hổ gắn hai bên vai
Giáp Trụ: tên gọi chung của áo Giáp và mũ Trụ
Xem: Đâu Mâu
Giày Tích: loại giày có hai lớp đế, lớp trên làm bằng gai hoặc da, lớp dưới làm bằng gỗ
Giày Tích vốn là loại giày thời Hán, về sau chỉ còn được sử dụng vào những dịp đại lễ
Từ năm 1396 đến 1404, triều đình Trần – Hồ quy định văn võ bá quan từ lục phẩm trở lên đều được đi giày Tích trong các buổi Thường triều
Vào thời Lê sơ, triều đình nhà Lê vẫn thường thưởng giày Tích cho công thần
Hổ Đầu: mũ Thường phục áp dụng cho quan võ nhất, nhị, tam phẩm triều Nguyễn
Hổ Quan: loại mũ làm bằng sắt, có hình đầu hổ, xuất hiện tại Trung Quốc vào thời Tùy Đường – Ngũ Đại, từ thời Tống trở về sau không thấy nữa, tại Việt Nam hiện chỉ thấy qua tấm ngói có niên đại thời Trần
Hoa bào: tên loại áo bào được thêu các hình hoa tròn thời Nguyễn
Hoành: tên gọi của một loại dây trên mũ Miện giữ mũ cố định trên đầu, một đầu dây buộc trâm ngọc cài trên mũ, sau đó vòng qua cằm vắt lên đầu kia của trâm
Trâm dùng để cố định búi tóc
Vào thời Nguyễn, dây hoành được thay thế bằng dây thùy anh
Xem: Thùy anh
Hốt: miếng ngà (hoặc gỗ, tre) hình chữ nhật, các quan cầm ở tay trong các buổi đại lễ, thiết triều, tính chất tương tự ngọc khuê
Xem: Ngọc khuê
Hung bối
Xem: Bổ tử
Kế y: loại áo trắng cổ tròn cộc tay, kết hợp với thường, được mặc lót bên trong Lễ phục, Triều phục và Thường phục của vua quan, quý tộc triều Nguyễn
Khăn xếp: khăn vấn tóc của đàn ông được quấn xếp nếp đều đặn, chít theo kiểu chữ Nhất 一, hoặc chữ Nhân 人 ở giữa trán
Khoảng năm 1920, 1930, người Việt mới chế ra loại khăn khâu dán liền những vành nếp lại, chỉ việc đặt chụp lên đầu cho nhanh chóng và thuận tiện, gọi là khăn xếp
Khố: đồ mặc phía dưới của đàn ông, có khi chỉ chiếc quần hai ống, cũng có khi chỉ dạng khăn quấn quanh eo và đùi che hạ bộ
Khước Phi: mũ Thường phục của quan ngự sử đài thời Trần – Hồ kể từ sau năm 1396
Kim Quan: loại mũ Triều phục của hoàng tử, hoàng thân được phong tước quận công, huyện công, hương công, huyện hầu và hương hầu triều Nguyễn, thường kết hợp với áo bào Tứ linh màu đỏ
Lễ phục: chỉ loại trang phục vua quan mặc vào các buổi cúng tế, lễ tiết, cũng có khi được gọi là Tế phục
Long bào: loại áo bào thêu hình rồng của vua chúa nói chung
Lương Cân: 1
loại mũ thời vua Lê Thánh Tông, được làm bằng lông đuôi ngựa, tên mũ có nghĩa là “mũ mát” vì thường được sử dụng vào mùa hè
2
loại mũ đội khi vào chầu của hoàng tử, vương tử chưa được phong tước theo quy chế năm 1661
3
loại mũ Thị phục chầu chúa của các quan văn theo quy chế năm 1721
Lương Quan: còn gọi là mũ Tiến Hiền, có các viền lương trang sức chạy dọc trên thân mũ, số viền lương được dùng để phân biệt phẩm cấp của bá quan
Lưu: 1
tên gọi của các chuỗi ngọc châu đính ở hai đầu Miện bản trên mũ Miện
Số lưu được quy định dựa vào thân phận của người đội mũ, như mũ của hoàng đế có 12 lưu, mũ của vương công có 9 lưu
2
tên của loại dải thắt Bào phục của vua và hoàng hậu triều Nguyễn
Mã quái: loại áo cổ tròn cộc tay, mở ngực, cài bằng cúc, mặc lót bên trong
Mãng bào
Xem: Tứ linh bào
Mãng lan: dạng áo hẹp tay, có lối thêu sức tương tự như Mãng bào, song chiều dài vạt áo và ống tay áo đều ngắn hơn Mãng bào, được áp dụng cho một số vị quan võ triều Nguyễn
Miện: còn gọi là mũ Lưu Miện, mũ Bình Thiên, có ván úp hình chữ nhật, đính các dây ngọc rủ ở phía trước và phía sau, gọi là lưu
Xem: Lưu
Miện bản: còn gọi là diên, ván úp hình vuông (hoặc chữ nhật) trên mũ Miện
Mũ Nhục
Xem: Đinh Tự
Mũ Trụ
Xem: Đâu Mâu
Ngọc khuê: miếng ngọc hình chữ nhật, nhọn đầu, vua và đại thần cầm ở tay trong các buổi đại lễ, tính chất tương tự hốt
Xem: Hốt
Ngư đại: loại phục sức đeo trên đai của các quan văn
Ở Trung Quốc vào thời Đường, Ngư đại có dạng phù hiệu mang hình con cá, đựng trong túi, dùng như thẻ bài để ra vào đại nội
Đến thời Tống, Ngư đại không còn được đựng trong túi mà dùng vàng bạc trực tiếp chế thành hình con cá đeo ở đai, chỉ mang tính trang sức, tỏ sự cao sang vinh hiển
Ngư đại xuất hiện tại Việt Nam muộn nhất là vào năm 798, bị phế bỏ vào thời Lê sơ
Nhật Bình: áo Triều phục dành cho cung tần nhất, nhị, tam, tứ giai và là Thường phục của hoàng thái hậu, hoàng hậu, công chúa triều Nguyễn
Đây là loại áo xẻ cổ, có dạng đối khâm, cổ áo to bản tạo thành hình chữ nhật ở trước ngực, dưới ức có dải vải buộc hai vạt áo
Ô Sa: mũ dành cho quan văn, có hai tầng, thân tròn, hai cánh chuồn tròn và to bản
Mũ này vốn được chế ra dựa trên kiểu dáng mũ Phốc Đầu
Xem: Phốc Đầu
Phong Cân: còn gọi là mũ Tú Tài, loại mũ áp dụng cho quan văn chưa nhập lưu và là mũ Lễ phục của dân gian, kiểu dáng tương tự mũ Văn Tú Tài, song không có 386 387 trang sức, không thêu hoa, màu đen tuyền
Xem: Đông Pha, Văn Tú Tài
Phốc Đầu: loại mũ hai tầng, tầng sau nhô cao hơn tầng trước, là nơi chứa búi tóc, gáy mũ đính hai cánh chuồn nằm ngang
Mũ Phốc Đầu thời Tống có dáng vuông vức
Nhà Minh về sau dựa theo kiểu dáng mũ Phốc Đầu thời Tống chế ra một dạng mũ tròn, hai cánh chuồn tròn, to bản, gọi là mũ Ô Sa
Mũ Phốc Đầu được du nhập vào Việt Nam từ năm 1059, áp dụng làm mũ Thường phục của bá quan, đến thời Trần bị phế bỏ, tái du nhập vào triều Lê sơ
Đến thời Nguyễn, nhà Nguyễn quy định mũ Phốc Đầu vuông là loại mũ dành cho quan võ, mũ Phốc Đầu tròn (Ô Sa) dành cho quan văn
Mũ Phốc Đầu của Việt Nam hầu hết đều được gắn các trang sức bằng kim loại
Phù Dung: một loại mũ của vua nhà Trần theo ghi nhận của Lê Tắc, nhiều khả năng là mũ Thường triều, thường được biết đến là mũ của Đạo giáo, có hình dạng bông sen, chụp vào búi tóc
Phú hậu: hai cánh dôi ra từ hai bên sườn áo bào theo quy chế của nhà Minh, được áp dụng vào triều đình Lê Trung Hưng và triều Nguyễn
Phương tâm khúc lĩnh: dạng phục sức làm bằng lụa trắng, hình tròn để đeo vào cổ, chính giữa có một đoạn lụa dôi xuống hình vuông, thường được phối với Lễ phục của vua và các quan đại thần, ít nhất còn được sử dụng đến thời Trần
Nhà Nguyễn không sử dụng loại phục sức này
Phương Thắng: mũ Thường phục của tôn thất thời Trần – Hồ kể từ sau năm 1396
Phượng bào: áo bào thêu hình chim phượng của hậu phi triều Nguyễn nói chung
Phượng ngư tú phục: dạng áo bào Triều phục của tước hầu, minh tự thời Trần, trên áo thêu hoa văn phượng cá
Phượng Quan: mũ Triều phục của hậu phi triều Nguyễn, ngôi thứ được phân biệt bởi số lượng trang sức phượng múa rồng bay trên mũ
Mũ có chín hình phượng múa rồng bay được gọi là Cửu Phượng Quan, có bảy hình gọi là Thất Phượng Quan… Quần: từ chỉ chung các loại váy, bao gồm cả thường
Tuy nhiên, từ cuối thời Nguyễn, khái niệm quần được dùng để chỉ loại đồ mặc phía dưới, có hai ống chân
Xem: Khố, Quần chân
Quần chân: chỉ loại quần có hai ống chân phân biệt với loại quần không đáy, là chiếc váy cố cựu của phụ nữ Việt xưa kia
Quyển Vân: tên gọi khác của mũ Thông Thiên, loại mũ có chóp uốn cong ngả về phía sau, trông như áng mây cuộn, thân mũ có các viền lương được đính các hạt ngọc châu
Đây là loại mũ Triều phục của vua Tống
Qua ghi chép của Lê Tắc, các vua nhà Trần cũng sử dụng mũ Quyển Vân, có lẽ khi áp dụng vào Việt Nam, loại mũ này cũng được sử dụng trong các buổi Đại triều
Song khai: loại áo xẻ vạt trước, vạt sau, trang phục thông dụng của binh lính triều Nguyễn
Tam Sơn: loại mũ có những múi hình mây uốn cong ở chóp mũ, có ngọc châu đính dọc các viền lương tương tự mũ Quyển Vân Thông Thiên, có trang sức hình tam sơn (ba ngọn núi) đính ở giữa trán mũ
Tế tất: vuông vải hình chữ nhật che phía trước hạ thể, một trong những phụ kiện của Lễ phục Cổn Miện
Thái bào: tên gọi chung của các loại áo bào được thêu hoa văn sặc sỡ
Thái Cổ: mũ Thường phục của các quan văn võ chính thất phẩm, bát phẩm, cửu phẩm thời Trần – Hồ kể từ sau năm 1396
Thanh Cát: 1
loại vải Cát thường có màu xanh đen, ngoài ra còn được nhuộm thành các màu hỏa minh, vi minh và màu quỳ
2
loại áo Tế phục của vua chúa, Thường phục của quan lại, đồng thời cũng là Tiện phục của quan dân triều Lê Trung Hưng, sự khu biệt dựa trên màu sắc áo
3
loại mũ của một số hạng binh lính cấp thấp, của thường dân triều Lê Trung Hưng, có kiểu dáng tương tự mũ Đinh Tự, cũng là loại mũ các quan đội khi nước có quốc tang
Thao: 1
loại dây tết dùng để treo vào nón (nón quai thao)
2
loại dây tết dùng để thắt lưng, được sử dụng rộng rãi vào thời Lê Trung Hưng
Thân: tên gọi khác của đại đới, một dạng đai thắt lưng, có hai dải to bản buông xuống dưới chân
Thất Long Đường Cân: loại mũ Triều phục của hoàng thái tử triều Nguyễn, có kiểu dáng tương tự mũ Cửu Long Đường Cân của hoàng đế, song số lượng trang sức trên mũ có sự gia giảm
Xem: Đường Cân
Thiên Hà đới: dải lụa trang sức vắt ngang miện bản trên mũ Miện của đế vương
Thị phục: trang phục bá quan sử dụng khi vào chầu chúa Trịnh
Thông Thiên: tên gọi khác của mũ Quyển Vân vào thời Trần, mũ Triều Thiên vào thời Lê, và mũ Xung Thiên vào thời Nguyễn
Xem: Quyển Vân, Triều Thiên, Xung Thiên
Thụ: còn gọi tổ thụ, dải tết bằng các sợi tơ thắt ở sau lưng, gồm đại thụ, dải tết kín hình chữ nhật, và tiểu thụ, dải tết thưa, nằm trên đại thụ
Thường: một dạng váy quây, quây ra ngoài chiếc quần hai ống, loại trang phục này phổ biến trong dân gian Việt Nam vào thời Lý – Trần
Đến thời Nguyễn, thường còn được gọi là xiêm, trang phục được quy định sử dụng trong những buổi lễ, thiết triều, áp dụng đối với vua quan và hoàng tộc, những người có danh vị và phẩm trật
Xem: Xiêm
Thường phục: trang phục mặc vào những buổi Thường triều, các ngày mồng 5, 10, 20, 25
Thùy anh: tên gọi khác của dây hoành trên mũ Miện dành cho hoàng đế triều Nguyễn, được làm bằng tơ vàng, thắt ở cằm, có tua hình hạt bột rủ xuống
Xem: Hoành
Thủy ba: hoa văn sóng nước trên áo bào triều Lê – Nguyễn
Tiện phục: trang phục vua quan mặc vào ngày thường, những lúc không phải thiết triều
Tiêu kim tử phục: dạng áo bào Triều phục màu tía nạm vàng của tước vương thời Trần
Toàn Hoa: loại mũ áp dụng cho ngạch Tụng quan của nhà Trần, có hai kim hoàn đính ở hai bên mũ, vải nhung màu tía pha 388 389 biếc làm thành sáu tua, đính vào đai ngang ở sau mũ
Từ năm 1396 đến hết triều Hồ, mũ Toàn Hoa được áp dụng làm mũ Thường phục của các quan văn võ tòng thất phẩm
Tràng vạt
Xem: Giao lĩnh
Triều phục: loại trang phục vua quan mặc vào các buổi lễ nhỏ, song vào thời Nguyễn, được đồng nhất với Công phục, chỉ loại trang phục mặc vào buổi Đại triều ngày rằm và mồng một
Triều Thiên: 1
mũ Thường triều của các vương, hầu để tóc dài thời Trần; 2
tên gọi khác của mũ Xung Thiên thời Lê, loại mũ có kiểu dáng tương tự mũ Phốc Đầu, hai cánh chuồn hơi gập, hướng lên trời
Trực lĩnh: 1
tên gọi khác của áo giao lĩnh; 2
chỉ loại áo cổ thẳng nói chung, bao gồm cả áo giao lĩnh, tứ thân, Nhật Bình
Xem: Giao lĩnh
Trung đơn: áo lót trong màu trắng, kiểu giao lĩnh, cổ áo thường được thêu các hoa văn Phủ
Trung Tĩnh: loại mũ Tiện phục của các chức quan đội khi nhàn hạ, không phải vào triều theo quy chế của nhà Minh, Trung Quốc
Tại Việt Nam, hiện chỉ thấy loại mũ này được thể hiện trên pho tượng hoàng tử Lê Đình Tứ chùa Bút Tháp, Bắc Ninh
Trường lĩnh
Xem: Giao lĩnh
Tứ thân: loại áo xẻ tà hai bên sườn, có hai vạt kiểu đối khâm, cổ áo có viền chạy thẳng xuống dưới, dài quá gối
Loại áo tứ thân thời Nguyễn thường thấy là loại áo hẹp tay, tuy nhiên từ thời Lê trở về trước, ống tay áo rộng hẹp đều được tùy nghi sử dụng
Tứ Điên: loại áo cổ tròn, từ phần ức trở xuống xẻ tà, được may bằng bốn khổ vải, thường có màu đen, được sử dụng phổ biến trong cung đình và dân gian Việt Nam thời Lý – Trần
Tứ linh bào: còn gọi là Mãng bào, áo bào Triều phục của các quan nhất, nhị, tam phẩm triều Nguyễn, trên áo được thêu bốn loài linh thú long, ly, quy, phượng
Tứ Phương Bình Định: mũ của nho sinh, tú tài thời Minh Trung Quốc và của các tôn sinh quý tộc của nhà Nguyễn Việt Nam
Loại mũ này làm bằng the, bốn bên vuông vức, trên rộng dưới hẹp
Tứ Phương Bình Đính: loại mũ quân trang áp dụng cho Thập đạo quân thời vua Đinh Tiên Hoàng, được duy trì đến thời Lê Trung Hưng
Loại mũ này làm bằng da, đỉnh phẳng, bốn bên vuông vức được khâu ráp lại, trên hẹp dưới rộng
Tử tu gián bích: dải vải nhung màu tía pha biếc được gắn ở sau mũ Thường phục của các quan nhà Trần
Ở mũ của Tụng quan, dải vải này được phân làm sáu tua, gắn ở đai ngang sau mũ
Văn Công: mũ Thường phục áp dụng cho quan văn nhất, nhị, tam phẩm triều Nguyễn, trang sức toàn bằng vàng, có hai dải anh sức hoa vàng khảm ngọc châu
Văn Tú Tài: mũ Thường phục áp dụng cho các quan văn võ thất, bát, cửu phẩm triều Nguyễn, kiểu dáng tương tự mũ Đông Pha, riêng lá phủ phía sau mũ phẳng là khác biệt
Xem: Đông Pha
Vĩ Địch: Lễ phục tôn quý nhất trong sáu loại trang phục của hậu phi, tương đương với trang phục Cổn Miện của hoàng đế, màu đen huyền hoặc xanh sẫm, thêu hoa văn chim trĩ
Viên lĩnh
Xem: Đoàn lĩnh
Viễn Du: mũ Thường phục của các vị vương hầu thời Trần – Hồ kể từ sau năm 1396
Võ Đại Long: loại mũ quân phục của các vị vua đầu triều Nguyễn, được kết hợp với Long bào hẹp tay
Võng cân: dạng lưới bọc quanh đầu để cố định tóc được áp dụng vào triều đình Đàng Trong từ năm 1744 và tiếp tục sử dụng trong cung đình triều Nguyễn
Xiêm: vốn chỉ tế tất, vuông vải hình chữ nhật che trước hạ thể, vào thời Nguyễn được dùng để chỉ thường
Xem: Thường, Tế tất
Xuân Thu: 1
loại mũ Lễ phục của hoàng đế triều Nguyễn sử dụng khi tế lễ tại tông miếu; 2
loại mũ Thường phục của các quan võ tứ, ngũ, lục phẩm triều Nguyễn
Xung Thiên: dạng mũ có kiểu dáng như mũ Phốc Đầu, riêng hai cánh chuồn hướng lên trời
Đây là loại mũ Thường phục của các vua thời Lê sơ, và là mũ Triều phục của vua Lê, chúa Trịnh, cũng như vua chúa nhà Nguyễn
Quy chế trang sức trên mũ ở mỗi thời mỗi khác
Yến Vĩ: mũ Tiện phục của các quan võ triều Lê Trung Hưng, thân hình lục lăng, sau mũ có một lá phủ tương tự hình đuôi én nên còn được gọi là mũ Đơn Diệp (lá đơn), hoặc mũ đuôi én